Thế chấp sổ đỏ tại Ngân Hàng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016

Mong các Luật sư góp ý: Một Doanh nghiệp có giám đốc là ông A đã lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông B đi thế chấp tại Ngân hàng. Giữa ông A và ông B chỉ có giấy chuyển nhượng viết tay có chữ ký của ông B và có xác nhận của UBND xã. Giấy chuyển nhượng được viết từ thang 1/2005. Ngân hàng đã căn cứ vào giấy chuyển nhượng viết tay và đồng ý ký hợp đồng thế chấp nhận thế chấp của ông A với tài sản là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông B ( ký hợp đồng không có mặt của ông B). Phòng TN&MT huyện cũng đã đăng ký thế chấp cho hợp đồng của ông A với Ngân hàng. Hỏi: Ngân hàng chỉ căn cứ vào giấy chuyển nhượng viết tay như trên mà đã nhận thế chấp sổ đỏ như vậy có đúng không? Vi phạm quy định gì không? Phòng TN&MT đã đăng ký thế chấp cho hợp đồng thế chấp nêu trên có sai phạm gì không? Về pháp lý giấy chuyển nhượng viết tay nêu trên có hiệu lực pháp luật hay không ( Giấy viết vào tháng 1/2005) Kính bút!

    • Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký thì mới có hiệu lực pháp luật. Nếu hợp dồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập trước ngày 01/7/2004 (ngày có hiệu lực của Luật đất đai năm 2003) và hai bên đã thực tế thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng, nếu có tranh chấp thì Tòa án có thể áp dụng quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 để công nhận hợp đồng...

      Theo thông tin bạn nêu thì Hợp đồng chuyển nhượng lập sau ngày có hiệu lực của Luật đất đai và chưa đăng ký sang tên nên chưa có hiệu lực pháp luật. Việc thế chấp căn cứ vào giấy tờ chuyển nhượng nêu trên là chưa đúng thủ tục theo quy định pháp luật.

      Nếu vụ việc trên có tranh chấp và Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng trên chưa có hiệu lực pháp luật thì Hợp đồng thế chấp giữa ông B với Ngân hàng vô hiệu và rủi ro thuộc về Ngân hàng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn