Tốt nghiệp cao đẳng có làm người giám định tư pháp lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo vụ việc được không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/11/2020

Muốn làm người giám định tư pháp lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo vụ việc mà chỉ có bằng cao đẳng có được không ạ? Hay bắt buộc phải là học đại học ra? Xin tư vấn theo quy định mới nhất.

    • Khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN' onclick="vbclick('6FC98', '331832');" target='_blank'> Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/01/2021) quy định tiêu chuẩn người giám định tư pháp lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo vụ việc như sau:

      Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực nêu tại Điều 3 Thông tư này và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực tiễn trở lên ở lĩnh vực đó thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.

      Dẫn chiếu đến Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-NHNN bao gồm các lĩnh vực:

      - Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;

      - Hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;

      - Hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;

      - Bảo hiểm tiền gửi;

      - Các hoạt động khác liên quan đến tiền tệ và ngân hàng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, trường hợp bạn tốt nghiệp cao đẳng vẫn có thể làm người giám định tư pháp lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo vụ việc nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện:

      - Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về 01 trong 05 lĩnh vực được liệt kê nêu trên.

      - Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực tiễn trở lên ở lĩnh vực được bồi dưỡng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn