Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/07/2022

Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”? Trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”?

      Tại Tiểu mục 9 Mục V Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” như sau:

      9. Thanh tra Chính phủ

      Phối hợp chặt chẽ với NHNN trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.

      Trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”?

      Tại Tiểu mục 10 Mục V Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” như sau:

      10. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

      a) Chỉ đạo, hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các đơn vị thành viên thuộc đối tượng quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xử lý các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu thuộc nhóm dự án lớn nhằm giảm áp lực tài chính cho các TCTD.

      b) Chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc đối tượng quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xây dựng phương án, kế hoạch và lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu tại TCTD nhằm tuân thủ quy định của pháp luật.

      c) Chỉ đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc đối tượng quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại TCTD thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn