Xử lý hành chính vi phạm về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản nhằm phòng, chống rửa tiền

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/11/2016

Xử lý hành chính vi phạm về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản nhằm phòng, chống rửa tiền như thế nào? Em tên là Lê Ngọc Anh, hiện đang là sinh viên năm 2 Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập: vi phạm về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản nhằm phòng, chống rửa tiền có thể bị xử lý như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Email của em là an***@gmail.com.

    • Việc xử lý hành chính vi phạm về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản nhằm phòng, chống rửa tiền đã được quy định cụ thể tại Điều 45 Nghị định 96/2014/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.

      Theo đó, vi phạm về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản nhằm phòng, chống rửa tiền có thể bị xử lý như sau:

      1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Không báo cáo việc trì hoãn giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội quy định tạiKhoản 3 Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền;

      b) Không báo cáo việc thực hiện phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tài sản khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền.

      2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Không áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền;

      b) Không phong tỏa tài khoản, không áp dụng biện pháp niêm phong hoặc tạm giữ tài sản khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý hành chính vi phạm về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản nhằm phòng, chống rửa tiền. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn