Bị tạm giam về tội tấn công cướp tài sản

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Chào Luật sư, Xin luật sư tư vấn dùm tôi về vụ việc của em trai tôi như sau: Em trai tôi sn 1994 học năm thứ 3 đại học Xây dựng Hà Nội. Do chơi bời túng quẫn em tôi có đi cướp của 1  xe ôm. Cụ thể: Em tôi  nảy sinh ý định cướp tài sản của 1 xe ôm, đế thực hiện hành vi này em tôi đã mua 1 con dao nhọn. Vào đêm ngày mùng 5/9/2015 em tôi đến ngã tư Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội vờ thuê anh Túc chở đến khu công nghiệp Sài Đồng- Long Biên. Sau đó tiếp tục đến khu đô thị Việt Hưng, đến đoạn đường vắng trước khu trung cư CT20 em tôi đã rút dao đâm anh Túc. Bị tấn công anh Túc quay lại chống trả, giằng co con dao, em tôi bị thương và phải bỏ chạy, trước khi bỏ chạy em tôi đã nhặt Chiếc điên thoại cửa anh Túc. Anh Túc đi trình báo công an, còn em tôi bị thương rất nặng đã ngất lịm đi sau đó ít phút được công an quận Long Biên tìm thấy và đưa vào bệnh viện cấp cứu. Sau 3 ngày điều trị em tôi được chuyển vào bệnh xá của công an quận Long Biên và bị tạm giam tới nay. Vậy cho tôi hỏi vụ án của em tôi khi nào được xét xử? (Em tôi  bị bắt  tới nay đã hơn 3 tháng ), em tôi bị phạm tội gì và khung hình phạt là như thế nào. Em tôi lần đầu phạm tội, thành khẩn nhận tội, và bị anh Túc đánh bị thương rất nặng (em tôi bị  tràn dịch màng phổi, rất nhiều vết chém) thì có được xét là tình tiết  giảm nhẹ tội không. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    • ​BLTTHS quy định về thời hạn điều tra như sau

      "Điều 119. Thời hạn điều tra

      1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

      2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

      Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

      a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;

      b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;

      c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;

      d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

      3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:

      a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;

      b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

      c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

      d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.

      4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

      5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.

      Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.

      6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra"

      Trường hợp bạn nêu thì em bạn phạm tội cướp tài sản được quy định tại điều 133 BLHS.

      Thành khẩn khai báo là một trong những tình tiết giảm nhẹ, còn bị thương thì không.

      GIa đình bạn nên khắc phục thiệt hại cho người bị hại, giao cho cơ quan tiến hành tố tụng huân, huy chương của cha mẹ bị can hoặc giấy khen, bằng khen của bị can nếu có để được xem xét giảm nhẹ

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn