Buôn bán hàng nhái, hàng giả có được xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/06/2022

Buôn bán hàng nhái, hàng giả có được xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Có thể khiếu nại tội buôn bán hàng nhái, hàng giả này không? Tôi mới mua một loạt mỹ phẩm của chị X, chị X bảo đây là hàng tự nhiên không gây kích ứng nhưng dùng được một tuần thì có hiện tượng kích ứng và nổi mẫn đỏ da tôi trước giờ chưa từng bị vậy, có mấy bà bạn trong xóm cũng bị giống tôi, không biết đây có phải bán đồ giả không?

    • Buôn bán hàng nhái, hàng giả có được xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

      Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

      Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

      b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

      c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

      d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

      Như vậy, đối với hành vi buôn bán hàng nhái, hàng giả lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử phạt như trên.

      Có thể khiếu nại tội buôn bán hàng nhái, hàng giả này không?

      Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, “hàng giả” bao gồm:

      a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

      b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

      c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

      d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

      đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

      e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

      Như vậy, đối với trường hợp hàng hóa của bạn mua không đúng với công dụng như nguồn gốc và bản chất của loại sản phẩm đó thì được xem là việc buôn bán hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng, đối với hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn