Các dấu hiệu cơ bản của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/09/2016
Các dấu hiệu cơ bản của Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật hiệu nổ?
    • Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm này cũng tương tự như đối với tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”, chỉ khác ở chỗ đối tượng tác động của tội phạm này là vật liệu nổ chứ không phải vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên, để tiện theo dõi chúng ta vẫn phân tích các dấu hiệu cơ bản của tội phạm này và nêu những dấu hiệu khác nhau giữa tội phạm này với tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”.

      1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

      Chủ thể của tội phạm này cũng không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

      Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của điều luật; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

      2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

      Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là tội xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nước đối với vật liệu nổ.

      Đối tượng tác động của tội phạm này là vật liệu nổ.

      Khi xác định đối tượng tác động của tội phạm này cần chú ý: nếu vật liệu nổ là vật liệu nổ quân dụng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng”, chỉ vật liệu nổ công nghiệp mới là đối tượng của tội phạm này.

      3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

      a) Hành vi khách quan

      Người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ thực hiện hành vi khách quan hoàn toàn tương tự như đối với người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự.

      Tuy nhiên, do đối tượng tác động của tội phạm này chỉ là vật liệu nổ công nghiệp nên khi xác định hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt cần chú ý đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng, mua bán, vận chuyển vật liệu nổ để xác định hành vi khách quan của người phạm tội.

      b) Hậu quả

      Hậu quả của hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết. Nếu hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật.

      c) Các dấu hiệu khách quan khác

      Tương tự như tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, ngoài hành vi khách quan, nếu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán vật liệu nổ phải là trái phép thì mới cấu thành tội phạm.

      Việc xác định hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có trái phép hay không, cần căn cứ vào quy định của Nhà nước mà cụ thể là căn cứ vào Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành theo Nghị định số 47/CP ngày 12-08-1996); Nghị định 27/CP ngày 20-4-1995 và Nghị định 02/CP ngày 5-1-1995 của Chính phủ về quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

      4.Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

      Người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái phép nhưng vẫn thực hiện.

      Nếu vì lý do nào đó mà người phạm tội không nhận thức được hoặc không buộc phải nhận thức được hành vi của mình là trái phép thì không thuộc trường hợp phạm tội này.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn