Các khái niệm về án treo, quản chế

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/08/2016

Án treo là gì? Quản chế là gì? Phân biệt giữa án treo và quản chế? Tiêu chí để phân biệt là gì? Cơ sở cho những câu trả lời trên?

    • Án treo nằm trong hệ thống các biện pháp tha miễn và căn cứ theo Điều 60 BLHS thì : “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”

      Cũng căn cứ theo BLHS tại điều 38 thì: “Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật Hsự và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định”.

      Phân biệt:

      Tiêu chí

      Cải tạo không giam giữ

      Án treo

      Bản chất pháp lý

      - Đây là hình phạt.

      - Đây không phải là hình phạt

      - Đây là biện pháp miễn chấp hành hình phatjtuf có điều kiện

      Điều kiện áp dụng

      - Chỉ dành cho TP ít nghiệm trọng và TP nghiêm trọng.

      - Nhân thân người phạm tội phải khá tốt.

      - Người phạm tội có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng.

      - Áp dụng cho người phạm tội với mức phạt tù không quá 3 năm, không phụ thuộc vào TP thuộc loại nào.

      - Người phạm tội phải có nhân thân tốt.

      - Có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS.

      - Yêu cầu phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng mà xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù.

      Chế độ chấp hành

      - Chấp hành hình phạt dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi người phạm tội làm việc, học tập, thường trú

      - Chấp hành một số nghĩa vụ theo chế độ cải tạo không giam giữ theonghị định 60/2000/NĐ-CP

      - Bị khấu trừ 5%-20% thu nhập.

      - Bị hạn chế về việc rời khỏi nơi cư trú (khoản 10 điều 4 nghị định 60/2000/NĐ-CP.

      - Chấp hành một số nghĩa vụ dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức được tòa án giao nhiệm vụ giáo dục, cải tạo người phạm tội (nghị định 61/2000/NĐ-CP).

      - Có thể rời nơi cư trú trong một thời gian nhưng phải xin phép.

      Thời gian thực hiện

      Từ 6 tháng đến 3 năm

      Từ 1 năm đến 5 năm

      Ngoài ra, để hiểu rõ thêm về án treo bạn có thể đọc thêm đọc thêm Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

      a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
      Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
      b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
      c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

      d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn