Cấu thành tội phạm của Tội hành hạ người khác

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/01/2019

Một người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác khi có các dấu hiệu nào thưa luật sư?

    • Tại Điều 140 Bộ luật hình sự 2015 và Điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:

      "Điều 140. Tội hành hạ người khác

      1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

      a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

      c) Đối với 02 người trở lên."

      Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội hành hạ người khác cụ thể như sau:

      1. Về mặt khách quan của tội phạm:

      - Về hành vi: Người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.

      Trong đó:

      + Đối xử tàn án với người lệ thuộc mình ở đây có thể được hiểu là hành vi của người phạm tội lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, dẫn đến việc gây ra sự đau đớn cả về thể sát lẫn tinh thần đối với người lệ thuộc mình thông qua các hành vi như đánh đập, không cho người đó hại ăn uống, chửi mắng thậm tệ,... nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

      + Làm nhục người lệ thuộc mình ở đây có thể được hiểu là hành vi của người phạm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc mình một cách trái pháp luật.

      + Người lệ thuộc ở đây có thể được hiểu là người lệ thuộc về tài chính, công việc, tôn giáo,... và không thuộc các trường hợp là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu của người phạm tội hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội.

      - Về mặt hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc: Gây tổn hại về thể sát lẫn tinh thần đối với người lệ thuộc.

      2. Về mặt chủ quan của tội phạm:

      - Về lỗi: Người phạm tội thực hiện hành vi do lỗi cố ý.

      + Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra;

      + Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

      - Mục đích của hành vi phạm tội: Không phải là dấu hiệu bắt buộc.

      3. Mặt khách thể của tội phạm:

      Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ.

      4. Về mặt chủ thể của tội phạm:

      Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

      Hình phạt đối với người phạm tội hành hạ người khác:

      Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác.

      Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội hành hạ người khác có thể bị bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn