Che giấu tội phạm được quy định thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Theo dõi sự thay đổi của Che giấu tội phạm
Ngày hỏi: 03/07/2017

Che giấu tội phạm được quy định thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trần Thùy Minh, công tác tại Tp.HCM. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề che giấu tội phạm. Cho tôi hỏi che giấu tội phạm được quy định thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015. Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

    • Che giấu tội phạm được quy định tại Điều 18 Bộ Luật Hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:

      Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

      Như vậy, theo quy định này thì hành vi che giấu tội phạm có đặc điểm sau:

      Thứ nhất, chủ thể của che dấu tội phạm là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật hình sự 1999 quy định.

      Thứ hai, thời điểm là biết sau khi tội phạm được thực hiện.

      Thứ ba, hình phạt cao nhất của tội che giấu tội phạm theo quy định tại Điều 389 Bộ Luật Hình sự 2015 là 7 năm.

      Ngoại lệ: Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

      - Phân biệt giữa che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm:

      Về thời điểm: Che giấu tội phạm là biết sau khi tội phạm được thực hiện, còn với trường hợp không tố giác tội phạm thì người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác. Có nghĩa là, thời điểm là biết trước khi, đang khi hoặc sau khi tội phạm được thực hiện.

      Về chủ thể: Ngoài trường hợp loại trừ trách nhiệm của ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không tố giác tội phạm còn loại trừ trách nhiệm của người bào chữa nếu tội phạm đó không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm trọng.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về che giấu tội phạm. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Hình sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn