Chém người gây thương tật trên 50% bị xử lý như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016

Vào một đêm Chồng tôi cùng nhóm bạn đi ăn ốc và bị 1 nhóm thanh niên dí chém nhưng k có cải nhau gì hết. do tự vệ chồng tôi bị chém đứt lìa bàn tay trái phải đi trung tâm chấn thương chấn thương chỉnh hình nối lại xương và gân. thương tật trên 50%. Do có người muốn thương lượng để gia đình tôi rút đơn kiện. nhưng k hiểu luật thế nào? xin hỏi luật sư là: - Hình thức xử phạt áp dụng cho người chém như thế nào?. - Mức bồi thường tính thế nào theo luật?. 

    • Trường hợp bạn đã nêu không thuộc các trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại theo quy định của Điều 105 BLTTHS, do đó cơ quan điều tra khi thu thập đủ bằng chứng sẽ tiến hành khởi tố đúng theo quy trình.

      Hành vi gây thương tích cho chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm thuộc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 104 BLHS tội cố ý gây thương tích, mức khung hình phạt cao nhất cho 2 khung này lần lượt là 7 năm và 15 năm tù.

      Mức bồi thường thiệt hại được tính như sau:

      + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

      + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại

      + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu có)

      + Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

      + Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm (nếu có)

      Bạn tham khảo BLHS, BLTTHS, BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để biết thêm chi tiết.

      “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Có tổ chức;

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

      4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn