Cho phép trẻ em uống rượu bia có vi phạm pháp luật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/12/2022

Cho phép trẻ em uống rượu bia có vi phạm pháp luật không? Cho phép trẻ uống rượu bia bị phạt bao nhiêu tiền? Rủ rê trẻ em uống rượu bia, sống sa đoạ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Chỗ tôi có mấy người nhậu là hay mời, cho phép trẻ em uống rượu bia dù còn rất nhỏ tuổi tầm 5-6 tuổi cũng có. Nhiều lúc tôi có thấy họ mời ép mấy đứa trẻ dưới 15 tuổi uống rượu bia để cùng vui. Cho tôi hỏi là hành vi này có có vi phạm pháp luật không? Xin cảm ơn!

    • Cho phép trẻ em uống rượu bia có vi phạm pháp luật không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Cho phép trẻ em uống rượu bia có vi phạm pháp luật không?

      Căn cứ Điều 6 Luật trẻ em 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

      1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

      2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

      3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

      4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

      5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

      6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

      7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

      8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

      9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

      ...

      Theo đó, hành vi chi phép trẻ em sử dụng rượu bia được coi là hành vi bị nghiêm cấm và vi phạm pháp luật.

      2. Cho phép trẻ uống rượu bia bị phạt bao nhiêu tiền?

      Theo Điều 29 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em như sau:

      1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      ...

      c) Cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

      2. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;

      ...

      3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, thực phẩm không an toàn, có hại cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;

      b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.

      Và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

      2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.

      Như vậy, người có hành vi cho phép trẻ em sử dụng rượu bia sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

      3. Rủ rê trẻ em uống rượu bia, sống sa đoạ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

      Tại Điều 325 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 123 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp như sau:

      1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

      a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

      b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

      c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Đối với 02 người trở lên;

      c) Đối với người dưới 13 tuổi;

      d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

      đ) Tái phạm nguy hiểm.

      3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

      Theo quy định trên, người dụ dỗ, lôi kéo trẻ em uống rượu bia khiến cho những đứa trẻ này sống sa đoạ có dấu hiệu phạm tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp. Tuỳ theo mức độ, tính chất hành vi mà có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm và còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn