Cho tôi hỏi về tai nạn giao thông gây chết người.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Bố của tôi lái xe ôtô tải 7 tấn. Trên đường lái xe bố tôi tránh nhau với một ôtô tải khác 25 tấn đi ngược chiều. Do trước xe 25 tấn kia có một đống cát gây cản trở và đường hẹp nên bố tôi ra tín hiệu xin nhường đường vượt lên.  Chiếc xe 25 tấn kia đã đồng ý và gần như dừng hẳn lại để cho xe của bố tôi vượt lên trước. Tốc độ xe của bố tôi khi đó chỉ tầm 15-20km/h. Ở phía trước mặt có một nhóm 3-4 học sinh đi ngược chiều. Chiếc xe của bố tôi cũng đang di chuyển chậm, xe vẫn chưa lấn hết một nửa đường. Nhưng bất ngờ một bé gái khác học lớp 4, đi tách nhóm với những học sinh kia, đi xe đạp nam không phanh đã cũ, sang đường bất ngờ ở ngay phía sau chiếc xe 25 tấn kia. Bé gái đó đã không quan sát đến chiếc xe của bố tôi đang di chuyển ngược chiều. Tai nạn giao thông đã xảy ra. Bố tôi dù đã phanh lại nhưng không kịp và đâm chết bé gái. Do đâm phải bé gái là người dân tộc nên sau khi xuống xe và quan sát cảm thấy bé gái không thể sống được bố tôi đã liên hệ với công an gần đó rồi chạy đến uỷ ban nhân dân huyện ở đó khai báo vì sợ dân ở đó kích động có thể đánh người. Công an đẫ đến hiện trường kiểm tra và họ kết luận đây là lỗi hỗn hợp. Bản thân chủ lái xe 25 tấn có mặt tại vụ tai nạn đó cũng đã đến và cho lời khai giống với lời khai của bố tôi. Vậy tôi muốn hỏi, nếu trường hợp phải ra toà thì mức án cao nhất mà bố tôi phải chịu là bao nhiêu? Còn nếu giải quyết theo hướng thoả thuận đền bù với gia định nạn nhân thì bố tôi nên đưa ra giá đền bù cho gia đình họ là bao nhiêu cho hợp lí? Mọi người có thể cho tôi một số tài liệu về luật liên quan đến trường hợp của bố tôi được không? Tôi xin cảm ơn mọi người! Xin liên hệ với tôi qua địa chỉ nguyenthihue93 Mong sớm nhận được sự giúp đỡ của các luật sư.
    • Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

      1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

      a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

      b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

      c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

      d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

      đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

      3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

      4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

      5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

      Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

      1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

      a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

      b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

      c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

      d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

      đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

      e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

      g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

      h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

      i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

      k) Phạm tội do lạc hậu;

      l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

      m) Người phạm tội là người già;

      n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

      o) Người phạm tội tự thú;

      p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

      q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

      r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

      s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

      2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

      3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

      Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

      Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

      Gia đình bạn có thể thương lượng về mức đền bù cho gia đình nạn nhân, mức đền bù của gia đình bạn sẽ là căn cứ xem xét về giảm nhẹ hình phạt cho bố của bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn