Chồng biết vợ đã phạm tội giết người nhưng không tố giác thì có bị đi tù hay không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/12/2022

Chồng biết vợ đã phạm tội giết người nhưng không tố giác thì có bị đi tù hay không? Chồng biết vợ giết người nhưng không tố giác thì luôn bị phạt tù? Người bào chữa có phải chịu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm không?

Tôi vừa bị triệu tập lên công an vì tội biết vợ mình đã giết người khác nhưng không tố giác. Không biết tôi có phải đi tù không? Mong được giải đáp.

    • Chồng biết vợ đã phạm tội giết người nhưng không tố giác thì có bị đi tù hay không?

      Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội không tố giác tội phạm như sau:

      Không tố giác tội phạm

      1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

      2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

      3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

      Theo đó, trường hợp người không tố giác là chồng của người phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp tội phạm là tội đặc biệt nghiêm trọng.

      Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về phân loại tội phạm như sau:

      Phân loại tội phạm

      1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

      a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

      b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

      c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

      d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

      2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

      Theo đó, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù

      Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:

      Tội giết người

      1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

      a) Giết 02 người trở lên;

      b) Giết người dưới 16 tuổi;

      c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

      d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

      đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

      g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

      h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

      i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

      k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

      l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

      m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

      n) Có tính chất côn đồ;

      o) Có tổ chức;

      p) Tái phạm nguy hiểm;

      q) Vì động cơ đê hèn.

      2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

      3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

      4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

      Theo đó, mức cao nhất của khung hình phạt tội giết người là tử hình.

      Như vậy, dựa vào những quy định trên chúng ta có thể thấy tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng

      Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi biết vợ đã giết người nhưng không tố giác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Hình từ Internet

      Chồng biết vợ giết người nhưng không tố giác thì luôn bị phạt tù?

      Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không tố giác tội phạm như sau:

      Tội không tố giác tội phạm

      ...

      2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

      Như vậy, trường hợp chồng biết vợ đã giết người nhưng đã có hành động can ngăn hoặc hạn chế tác hại của tội giết người thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

      Người bào chữa có phải chịu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm không?

      Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội không tố giác tội phạm như sau:

      Không tố giác tội phạm

      ...

      3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

      Theo đó, người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn