Cơ quan điều tra có được không cho phép gia đình các bên thỏa thuận với nhau không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/07/2019

Xin chào luật sư. Chồng tôi bị giam giữ vì tội cướp giạt tài sản. Theo tôi được biết thì tội này người bị hại không thể rút đơn bãi nại. Nhưng vẫn có thể thoả thuận và bồi thường cho bị hại. Đó là một tình tiết giảm nhẹ tội. Nhưng bên công an điều tra họ lại không cho phép hai bên gia đình thoả thuận với nhau? Vậy khi ra toà chồng tôi có đc giảm nhẹ không? Nếu không có đơn xin giảm nhẹ tội do bên bị hại yêu cầu. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    • Thứ nhất, theo quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '297411');" target='_blank'>Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 thì mức hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản từ 1 năm đến 5 năm, mức độ nghiêm trọng hơn sẽ bị xử phạt từ 07 năm đến 15 năm, khung hình phạt cao nhất là 20 năm đến chung thân.

      Thứ hai, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015' onclick="vbclick('487B4', '297411');" target='_blank'>Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tội cướp giật tài sản không phải là tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Do đó trường hợp bị hại làm đơn bãi nại cho người phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền vẫn khởi tố đối người đó đối với tội cướp giật tài sản.

      Thứ ba, về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

      Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

      "1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

      a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

      b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
      ...
      s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

      t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

      u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

      v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;"

      Như vậy, đối với tình tiết người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hai hoặc khắc phục hậu quả. Đây được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Trường hợp người phạm tội đang bị tạm giam, tạm giữ không thể thực hiện việc bồi thường cho bị hại thì gia đình người phạm tội có thể thay mặt để bồi thường.

      Bên cạnh đó, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

      Việc cơ quan điều tra không cho phép hai gia đình thỏa thuận với nhau là không có căn cứ. Bị hại có thể làm đơn giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội hoặc có thể tham gia phiên Tòa để xin giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội.

      Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn