Cố ý phân phối hàng cứu trợ trái quy định

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016
Qua các phương tiện thông tin đại chúng và những hiện tượng đã xảy ra ở địa phương, tôi thấy việc một số cá nhân đã vi phạm trong việc phân phối hàng cứu trợ, làm thất thoát tài sản và nhiều nơi có hiện tượng tham ô. Việc làm sai thì đã rõ, nhưng những người vi phạm vẫn chưa thấy bị xử lý. Xin luật sư cho biết, với những hành vi như báo đài phản ánh và thực tế như tôi đã nêu thì đối tượng vi phạm có bị xử lý theo pháp luật hình sự không và luật quy định cụ thể như thế nào?
    • Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự: - Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm: Có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1- 5 năm. Đây là loại tội phạm có chủ thể đặc biệt (những người có chức vụ, quyền hạn); hành vi đó phải gây hậu quả nghiêm trọng, nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì chưa phải chịu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là làm trái quy định về phân phối, nhưng với nhiều phương thức khác nhau: Không phân phối; phân phối không đúng đối tượng; phân phối không đúng số tiền, số hàng mà Nhà nước quy định người được cứu trợ... Hậu quả đối với tội phạm này là phải gây hậu quả nghiêm trọng, đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hành vi làm trái đó chưa gây hậu quản nghiêm trọng thì người đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà căn cứ vào hành vi, mức độ lỗi các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý cho phù hợp với pháp luật. Như luật sư đã nêu thì ông là công dân đang sinh sống tại địa phương, nếu phát hiện thấy những hành vi sai trái của cán bộ có thẩm quyền thì phải có trách nhiệm kiến nghị, phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền từ cơ sở đến cơ quan cấp huyện, tỉnh để làm rõ. Việc thực hiện kiến nghị cũng là trách nhiệm của công dân trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, nhằm đấu tranh chống những biểu hiện, tiêu cực, tham nhũng trong tình hình hiện nay.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn