Đang làm thủ tục ly hôn chồng bạo hành phải làm thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/05/2019

Mình có 1 vấn đề cần Luật sư tư vấn: mình có 1 người bạn gái đang trong quá trình ly hôn, nhưng thường xuyên bị chồng bạo hành vậy người bạn của mình có kiện chồng bạo hành được không ạ? Mỗi lần bị chồng bạo hành bạn mình có báo công an nhưng họ củng chẳng giải quyết. Mặc dù đang trong quá trình ly hôn nhưng bạn mình chưa có chỗ ở nên 2 vợ chồng vẫn ở chung 1 nhà ạ.

 

 

    • Căn cứ trường hợp của bạn thì việc bạn của bạn dù đã báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền những vẫn không ngăn được tình trạng bạo hành đối với bạn của bạn là do sự yếu kém trong công tác của các cơ quan cơ sở tại đây, bạn có thể làm thủ tục Khiếu nại việc này theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 trình tự thủ tục của luật khiếu nại 2011.

      Mặt khác vì hành vi của người chồng trong trường hợp này là xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe người vợ, vì vậy căn cứ Điều 5 luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 theo đó bạn của bạn có quyền yêu cầu sau:

      - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

      - Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

      - Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

      - Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

      - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

      Bên cạnh đó căn cứ Điều 21 theo đó người bị hại có thẩm quyền yêu cầu tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc giữa hai người trong một khoảng thời gian để bảo vệ người vợ theo đó:

      Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

      - Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

      - Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

      - Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

      Nếu nghiêm trọng hơn khi hành vi bạo hành của người chồng là vượt quá mức và gây ra thương tích nghiêm trọng cho người vợ, thì người vợ có đi trưng cầu giám định thương tích để truy cứu trách nhiệm hình sự của người chồng theo quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác theo quy định tại Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 2017.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn