Đặt camera quay lén trong nhà nghỉ xử lý thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/01/2020

Tôi nghe nói có một số trường hợp người đi nhà nghỉ phát hiện chủ nhà nghỉ đặt camera quay lén. Cho tôi hỏi hành vi quay lén sẽ bị xử lý thế nào? Xin cảm ơn!

    • Hành vi đặt thiết bị quay lén của chủ nhà nghỉ là vi phạm pháp luật về quyền bí mật đời tư của cá nhân.Cụ thể:

      - Tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:

      + Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

      + Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

      + Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

      + Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

      + Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      - Tại Điều 11 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

      + Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

      + Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

      + Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

      + Buộc thực hiện nghĩa vụ.

      + Buộc bồi thường thiệt hại.

      + Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

      + Yêu cầu khác theo quy định của luật.

      - Trường hợp người lắp camera quay lén sau đó đưa lên mạng, đưa cho người khác xem sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

      + Hành chính: Tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

      Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

      Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi vi phạm.

      + Hình sự: Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi quay lén liên quan đến các tội danh sau:

      + Điều 155: Tội làm nhục người khác, có thể xử phạt tù lên đến 5 năm tù.

      + Điều 326: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có thể bị xử phạt tù lên đến 15 năm.

      => Như vậy, hành vi đặt camera quay lén trong nhà nghỉ là hành vi vi phạm nghiệm trọng đến đời sống, bí mật riêng tư của người khác, theo đó tùy vào tính chất và mức độ xâm phạm thì người có hành vi quay lén sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và thực hiện các nghĩa vụ dân sự theo yêu cầu của người bị xâm phạm.

      Trên đây là nội dung hỗ trợ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn