Đi chữa bệnh trong lúc bị tạm giam có phải đóng tiền thế chân không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/02/2017

Tôi đang rất băn khoăn việc anh trai tôi phạm tội đánh bạc, bị tạm giam đến nay đã gần 4 tháng mà vẫn chưa được xét xử. Hiện tại anh tôi bị bệnh thì có được hưởng quyền khám chữa bệnh hay không? Nhiều người nói nếu đi bệnh viện là phải đóng tiền thế chân trong thời gian không có trong trại, như vậy có đúng không?

    • Do phạm tội đánh bạc nên anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 điều 248 Bộ luật Hình sự 1999 với mức hình phạt là từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm hoặc theo khoản 2 Điều 248 BLHS với mức hình phạt là từ hai năm đến bảy năm tù. Ngoài ra, anh bạn còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng theo khoản 3 Điều 248 BLHS.

      Điều 248 Bộ luật Hình sự quy định về tội "Đánh bạc":

      1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

      Về thời hạn tạm giam, theo quy định tại Điều 120 về “Thời hạn tạm giam để điều tra”, Điều 166 về “Thời hạn quyết định truy tố”, Điều 176 về “Thời hạn chuẩn bị xét xử” của Bộ luật Tố tụng hình sự thì thời hạn tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.

      Tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng cụ thể, thời hạn tạm giam bị can, bị cáo được quy định như sau:Trong trường hợp anh của bạn phạm tội ít nghiêm trọng, thời hạn tạm giam tối đa trong các giai đoạn điều tra, truy tố và trước khi xét xử sơ thẩm cộng lại là 3 tháng, 30 ngày, 45 ngày.

      Do đó, thời hạn tạm giam tối đa trước khi xét xử sơ thẩm trong trường hợp này là 3 tháng 75 ngày. Trong trường hợp anh của bạn phạm tội nghiêm trọng, thời hạn tạm giam tối đa trong các giai đoạn điều tra, truy tố và trước khi xét xử sơ thẩm cộng lại là 6 tháng, 30 ngày, 60 ngày. Do đó, thời hạn tạm giam tối đa trước khi xét xử sơ thẩm trong trường hợp này là 6 tháng 90 ngày.

      Về quyền khám chữa bệnh của anh bạn, theo Nghị định 09/2011/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 28 của quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính Phủ” quy định:

      1. Người bị tạm giữ, tạm giam ốm đau được khám và điều trị tại bệnh xá của trại tạm giam hoặc cán bộ y tế của nhà tạm giữ. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng do cán bộ y tế chỉ định theo bệnh lý. Tiền thuốc chữa bệnh tương đương 2 kg gạo/1 người/1 tháng.

      Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá của trại tạm giam hoặc cán bộ y tế của nhà tạm giữ thì Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ làm các thủ tục chuyển họ đến bệnh viện của Nhà nước để điều trị. Kinh phí khám, chữa bệnh trong trường hợp này do ngân sách nhà nước cấp theo bệnh lý và theo mức độ nặng nhẹ của bệnh tật; trại tạm giam, nhà tạm giữ có trách nhiệm thanh toán với bệnh viện....".

      Như vậy, anh trai bạn bị thoát vị bẹn thì sẽ được khám và điều trị tại bệnh xá của trại giam hoặc bởi cán bộ y tế của nhà tạm giữ. Trường hợp bệnh của anh trai bạn là bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá của trại giam thì giám thị trại giam sẽ chuyển anh trai bạn đến bệnh viện của Nhà nước để điều trị. Kinh phí khám, chữa bệnh của anh trai bạn sẽ do ngân sách nhà nước cấp, trại tạm giam có trách nhiệm thanh toán với bệnh viện.

      Việc có người nói đi bệnh viện trong thời gian tạm giam phải đóng tiền thế chân trong thời gian không có trong trại thực tế ít áp dụng.

      Tuy nhiên, điều này là có căn cứ bởi theo quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung là: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn