Định hướng xác định phòng vệ chính đáng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/07/2019

Ban biên tập cho tôi hỏi, hôm qua tôi gặp một trường hợp là 1 thanh niên chạy xe không đội mũ bảo hiểm bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng, nhưng thanh niên này không dừng và bỏ chạy. Khi thấy thanh niên này chạy gần về hướng tôi, vì lo sợ anh ta sẽ tung nhiều người (ngay chợ) nên tôi đã đạp ngã anh ta. Kết quả là anh ta bị té  xây xác nhẹ, và bị cảnh sát bắt. Cho tôi hỏi trường hợp anh ta bị gãy chân hay gãy tay hoặc nặng hơn tôi có được xem là phòng vệ chính đáng không? Xin cảm ơn.

    • Định hướng xác định phòng vệ chính đáng
      (ảnh minh họa)
    • Thông tin bạn đưa ra là bạn đã đạp ngã một thanh niên chống người thì hành công vụ khi tham gia giao thông, vì cho rằng rất nguy hiểm cho nhiều người đang di chợ.

      Ban biên tập tư vấn cho bạn như sau:

      Căn cứ quy định tại Điều 22 Bộ Luật Hình sự 2015.

      - Thứ nhất, thanh niên này đang đe dọa và có thể gây nguy hiểm cho xã hội bằng hành vi bỏ chạy cảnh sát vào chợ.

      - Thứ hai, bạn cho rằng đã chống trả người này cần thiết, vì bảo vệ lợi ích của người khác.

      Trường hợp 1: Là thanh niên này té ngã chỉ bị xây xác thì việc bạn đạp ngã thanh niên này cũng là một hành vi cần thiết để bảo vệ lợi ích của mọi người, vì hành vi của thanh niên này là cực kỳ nguy hiểm.

      Trường hợp 2: Nếu người này bị gãy tay hoặc gãy chân hoặc nặng hơn thì có thể xem xét điều kiện và hoàn cảnh sự việc xảy ra trên thực tế, liệu việc thanh niên này chống người thi hành công vụ như vậy có thể gây ra thiệt hại lớn so với thiệt hại mà bạn gây ra cho thanh niên này. Nếu xác định thiệt hại thanh niên này gây ra có thể lớn hơn thì hành vi của bạn là phòng vệ chính đáng. Nếu qua xác minh hành vi của người này có thể nhỏ hơn thiệt hại mà bạn gây ra thì bạn có thể bị truy cứu về tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

      => Như vậy, Việc xác định trường hợp nào là phòng vệ chính đáng và trường hợp nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là rất khó, chính vì vậy khi có những tình huống như bạn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xác minh điều kiện và hoàn cảnh để xác định hành vi.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn