Đơn vị nào đứng ra đóng thuế GTGT hoạt động thu gom chất thải?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/12/2019

Công ty tôi chuyên thu gom chất thải cho một khu vực tại TP.HCM. Tôi muốn hỏi, thuế giá trị gia tăng về hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải là do chủ nguồn chất thải đóng hay do công ty tôi đóng?

    • Đơn vị nào đứng ra đóng thuế GTGT hoạt động thu gom chất thải?
      (ảnh minh họa)
    • Hoạt động thu gom chất thải rắn thuộc trường hợp phải nộp thuế giá trị gia tăng theo Luật số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ thì “dịch vụ vệ sinh công cộng” được chuyển từ đối tượng không chịu thuế sang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 10%.

      Tại Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 quy định: “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)”.

      Tại Công văn số 15510/BTC-TCT ngày 27/10/2014 của Bộ Tài Chính thì: “Trường hợp các đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã hạch toán, tự chủ tài chính thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải và có thu phí vệ sinh thì khoản thu này là doanh thu của đơn vị, đơn vị phải kê khai, nộp thuế GTGT, TNDN theo quy định”.

      Như vậy, theo các quy định trên đây thì Công ty chuyên thu gom chất thải phải có trách nhiệm kê khai nộp thuế GTGT.

      Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 22 Nghị định 59/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải rắn: “Các cá nhân, hộ gia đình có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh theo quy định của chính quyền địa phương. Các cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; thanh toán toàn bộ kinh phí dịch vụ theo hợp đồng”.

      Mặt khác, tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT qui định về giá tính thuế như sau: “Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thttp://www.nguoiduatin.vn/dong-thue-gtgt-hoat-dong-thu-gom-chat-thai-a207695.htmlhuế giá trị gia tăng”.

      Cần phải nói thêm là thuế GTGT thực chất là một loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu, các cơ sở kinh doanh chỉ là đơn vị nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá, sử dụng dịch vụ.

      Như vậy, theo các qui định trên đây, giá dịch vụ mà công ty bạn thu là chưa có thuế GTGT. Do đó, nếu trong hợp đồng dịch vụ thu gom chất thải rắn có quy định gồm cả thuế GTGT thì công ty bạn có trách nhiệm kê khai nộp thuế này. Nếu chưa có thuế GTGT thì chủ nguồn thải phải nộp thuế GTGT cho công ty bạn khi xuất hóa đơn GTGT và công ty bạn kê khai nộp số tiền này cho ngân sách.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn