Dùng ô tô để bắt giữ người thì bị xử lý như thế nào? Bắt giữ người để đòi tiền chuộc bị phạt tù bao nhiêu năm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/11/2022

Dùng ô tô để bắt giữ người thì bị xử lý như thế nào? Bắt giữ người để đòi tiền chuộc bị phạt tù bao nhiêu năm? Người dưới 18 phạm tội bắt giữ người có được miễn trách nhiệm hình sự không?

Chào ban biên tập, tôi đọc tin tức thấy một số đối tượng dùng xe ô tô bắt giữ một thanh niên để uy hiếp vì đòi nợ không được. Ban biên tập cho tôi hỏi dùng ô tô để bắt giữ người thì bị xử lý như thế nào? Bắt giữ người để đòi tiền chuộc bị phạt tù bao nhiêu năm?

Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • 1. Dùng ô tô để bắt giữ người thì bị xử lý như thế nào?

      Tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '379995');" target='_blank'>Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '379995');" target='_blank'>Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội bắt giữ người trái pháp luật như sau:

      1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      c) Đối với người đang thi hành công vụ;

      d) Phạm tội 02 lần trở lên;

      đ) Đối với 02 người trở lên;

      e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

      g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

      h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

      a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

      b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

      c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

      4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Theo quy định pháp luật thì người nào có hành vi sử dụng ô tô để bắt giữ người khác trái pháp luật thì có thể bị phạt tù 06 tháng đến 12 năm, ngoài ra người đó có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên, mức phạt tù cụ thể là bao nhiêu thì phụ thuộc vào hậu quả của hành vi và quyết định của Tòa án.

      2. Bắt giữ người để đòi tiền chuộc bị phạt tù bao nhiêu năm?

      Tại Điều 169 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '379995');" target='_blank'>Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '379995');" target='_blank'>Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:

      1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

      d) Đối với người dưới 16 tuổi;

      đ) Đối với 02 người trở lên;

      e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

      g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

      h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

      i) Tái phạm nguy hiểm.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

      b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

      b) Làm chết người;

      c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

      5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

      6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Theo đó, người nào có hành vi bắt cóc người khác để đòi tiền chuộc thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến mức cao nhất là chung thân. Mức phạt tù cụ thể là tùy vào mức độ hành vi và do quyết định của Tòa án.

      3. Người dưới 18 phạm tội bắt giữ người có được miễn trách nhiệm hình sự không?

      Tại Khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '379995');" target='_blank'>Điều 91 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '379995');" target='_blank'>Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

      2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

      a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

      b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

      Như vậy, đối với người dưới 18 tuổi sẽ có 2 trường hợp:

      Trường hợp 1: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội bắt giữ người trái pháp luật ở mức ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

      Trường hợp 2: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh bắt giữ người trái pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn