Giả mạo facebook người khác bị xử lý như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016

Mẹ tôi bị một người khác giả mạo facebook. Thực tế mẹ tôi không biết dùng facebook. Người giả mạo facebook mẹ tôi sử dụng thông tin, hình ảnh của mẹ tôi để nói xấu chính bản thân mẹ tôi và người khác. Vậy xin được hỏi hành vi này bị xử lý như thế nào? Và có biện pháp nào để ngăn chặn, khắc phục không?

    • Trước hết phải khẳng định hành vi giả mạo facebook của người khác, đăng tải những thông tin sai trái về cá nhân họ là trái pháp luật.

      Việc sử dụng trái phép các thông tin cá nhân, hình ảnh của người khác vào nhiều mục đích khác nhau, có thể xử lý ở nhiều tội danh. Tùy từng trường hợp, mức độ và hậu quả của hành vi giả mạo, sử dụng hình ảnh của người khác. Nếu đơn giản thì có thể xử lí bằng hành chính nhưng nếu nghiêm trọng thì có thể xử lí bằng hình sự. Điều quan trọng nhất chính là làm rõ được mục đích của người lậpfacebook giả mạo.

      Một yếu tố rất quan trọng, đó là việc phải chứng minh được những thiệt hại, ảnh hưởng từ việc lập tài khoản giả mạo người khác, hoặc sử dụng các dữ liệu cá nhân người khác để thỏa mãn các mục đích của mình.

      Đối với hành vi sử dụng hình ảnh của người khác đã xâm phạm quyền đối với hình ảnh cá nhân quy định tại Điều 31 BLDS năm 2005. Cùng với đó thì hành vi giả mạo facebook của người khác , sử dụng những hình ảnh của người khác với những mục đích không tốt, sẽ gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm người khác quy định tại Điều 611 BLDS.

      Tại Nghị Định 83 của Chính phủ, ngày 20/9/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực viễn thông, với mức xử phạt đến 20 triệu đồng.

      Việc giả mạo facebook là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Công nghệ thông tin được ban hành từ năm 2006 và các văn bản hướng dẫn luật này.

      Khi bị giả mạo facebook bạn có thể ghi lại, chụp lại việc giả mạo, bôi xấu để làm chứng cứ. Sau đó tố giác hành vi vi phạm tới cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

      Điều 121. Tội làm nhục người khác

      1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

      a) Phạm tội nhiều lần;

      b) Đối với nhiều người;

      c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      d) Đối với người thi hành công vụ;

      đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

      3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

      Điều 122. Tội vu khống

      1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      c) Đối với nhiều người;

      d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

      đ) Đối với người thi hành công vụ;

      e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

      3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn