Gửi văn bản với nội dung đe dọa truy sát phóng viên có bị xem là vi phạm pháp luật không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/08/2018

Xin chào, tôi tên Hoàng Tùng là phóng viên. Vừa qua tôi có đi thực tế và thấy được một vài tiêu cực tại một công ty, trước đó, tôi đã có một bài viết về công ty đó và có nhận được một bức thư với nội dung đe dọa truy sát, nhưng với một người làm báo luôn đứng về phía công lý nên tôi có ý tiếp tục viết và tiếp tục nhận được thư đe dọa, muốn báo vệ bản thân và gia đình mình, Ban biên tập cho tôi hỏi: việc gửi văn bản với nội dung đe dọa truy sát phóng viên có bị xem là vi phạm pháp luật không? Mong sớm nhận được phản hồi từ các bạn. (0123**)

    • Gửi văn bản với nội dung đe dọa truy sát phóng viên có bị xem là vi phạm pháp luật không?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 9 Luật báo chí 2016, có quy định các hành vi bị cấm:

      Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

      Theo đó, tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về Tội đe dọa giết người như sau:

      - Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      + Đối với 02 người trở lên;

      + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      + Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

      + Đối với người dưới 16 tuổi;

      + Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

      => Như vậy, đe dọa "có thể bị truy sát" là hành vi gây bất ổn tâm lý, lo sợ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, bạn có thể thông báo cho Cơ quan Công an để được thụ lý, giải quyết và được hướng dẫn hoặc có biện pháp bảo vệ an toàn sức khỏe tính mạng. Tuy nhiên, theo cách nhìn khách quan, người viết thư đe dọa bạn có thể do nóng vội, sợ phóng sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty nên đã có những hành vi vượt qua khuôn khổ bảo vệ mình trước pháp luật. Mong mọi chuyện của bạn sẽ được giải quyết ổn thỏa.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Gửi văn bản với nội dung đe dọa truy sát phóng viên có bị xem là vi phạm pháp luật không? Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật báo chí 2016 và Bôỵ luật hình sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn