Hành vi đòi hối lộ phạm tội gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016

Tôi xây nhà không có GPXD, cán bộ quản lý đô thị nhiều lần gợi ý đưa tiền để làm ngơ nhưng số tiền quá lớn. Xin hỏi luật sư, hành vi của cán bộ này phạm tội gì?.

    • Có thể nhận định, cán bộ quản lý xây dựng, đô thị đang vòi tiền bạn có dấu hiệu hình sự về “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. Người cán bộ này đã sử dụng chức vụ, quyền hạn một cách trái phép nhằm vụ lợi. Hành vi này có thể gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước tại địa phương, xâm hại đến uy tín của chính quyền.

      Để hành vi của người này bị điều tra xử lý theo quy định của pháp luật, bạn có thể tiến hành nhiều biện pháp. Chẳng hạn bạn có thể ghi âm lại cuộc nói chuyện giữa bạn với cán bộ quản lý đô thị, trong đó có nội dung yêu cầu đưa tiền trái pháp luật để họ không xem xét đến hành vi vi phạm trong xây dựng của bạn, đồng thời kèm theo đó là một văn bản với nội dung trình bày về sự việc liên quan đến bản ghi âm đó, sau đó bạn có thể gửi những tài liệu này lên cơ quan công an để họ có cơ sở để điều tra, xử lý.

      Đối với “Tội nhận hối lộ” và tội “Tội đưa hối lộ”, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau: “Tội nhận hối lộ” là tội đặc biệt nghiêm trọng, người nhận hối lộ có thể bị phạt từ 2 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo từng trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 279 Bộ luật Hình sự. “Tội đưa hối lộ” là tội phạm rất nghiêm trọng mà người phạm tội có thể bị phạt tù 1 năm đến chung thân tùy theo từng trường hợp cụ thể theo quy định tại điều 289 Bộ luật Hình sự. Khoản 6 điều 289 Bộ luật Hình sự cũng quy định người đưa hối lộ được coi là không có tội nếu:

      “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”. Hoàn thành giao nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác để người cán bộ làm hoặc không làm một việc gì đó có lợi cho người đưa hối lộ sẽ là căn cứ quan trọng, đầy đủ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với “Tội nhận hối lộ”.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn