Hiếp dâm ở nước ngoài có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/07/2022

Hiếp dâm ở nước ngoài có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam không? Hiếp dâm sau đó dùng tiền để hòa giải có được không?
Tôi có cậu bạn được gia đình bảo lãnh qua Mỹ theo dạng định cư, do vừa qua chưa quen bên này nên một lần đi chơi cậu ấy bị một cô bé ở trên đường rủ rê vào nhà nghỉ sau đó cậu bị gia đình của cô gái đó tố cáo bạn tôi là đã thực hiện hành vi hiếp dâm. Vậy cho tôi hỏi là bạn tôi hiếp dâm ở nước ngoài có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam không? Hiếp dâm sau đó dùng tiền để hòa giải có được không? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Hiếp dâm ở nước ngoài có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '368686');" target='_blank'>Điều 6 Bộ luật hình sự 2015 về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể như sau:

      1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

      Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

      Theo Điều 492 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ' onclick="vbclick('487B4', '368686');" target='_blank'>Điều 492 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, theo đó:

      1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      2. Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

      Theo đó, người Việt Nam hiếp dâm ở nước ngoài có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu Việt Nam và nước sở tại có ký Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc có hợp tác quốc tế. Trong trường hợp này nước sở tại có thể hỗ trợ dẫn độ công dân Việt Nam về Việt Nam để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án, quyết định hình sự của nước sở tại ở Việt Nam với người có hành vi phạm tội hiếp dâm.

      Hiếp dâm sau đó dùng tiền để hòa giải có được không?

      Tại Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội hiếp dâm:

      1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

      Bên cạnh đó, Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau;

      1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

      2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

      3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

      Như vậy, nếu người thực hiện hành vi hiếp dâm đã tiến hành hòa giải, bồi thường cho người bị hại và người bị hại không có yêu cầu khởi tố vụ án thì người vi phạm sẽ không bị khởi tố.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn