Kế toán giảm giá các mặt hàng, tặng quà sau đó nhận tiền cọc để trả nợ và bỏ trốn thì phạm tội gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/10/2022

Kế toán giảm giá các mặt hàng, tặng quà sau đó nhận tiền cọc để trả nợ và bỏ trốn thì phạm tội gì? Kế toán phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán viên không? Những người không được làm kế toán là ai?

Công ty từng là đối tác của tôi, do kinh doanh xảy ra tình trạng thâm hụt, không có tiền thanh toán cho các đại lý chi phối, nên nữ kế toán được giao cho điều hành việc nhập hành từ các nhà phân phối. Người này hứa hẹn sẽ trả lãi suất cao và đã thực hiện vay tiền cá nhân để lấy tiền nhập vật liệu xây dựng. Nữ kế toán của công ty này đã giảm mạnh các mặt hàng vật liệu xây dựng. Đồng thời, tặng kèm quà như ti vi, tủ lạnh, điều hoà… để thu hút khách hàng đến ký hợp đồng, đặt cọc tiền. Sau khi có được Tiền đặt cọc của các nạn nhân, người này đã sử dụng trả tiền mua vật liệu cho người nợ trước, trả lãi các khoản vay cá nhân. Do sức ép từ các chủ nợ và không còn khả năng cung cấp vật liệu cho khách hàng nên người này đã rời khỏi nhà để trốn tránh. Được biết, người này đã chiếm đoạt hơn 110 tỉ đồng của 148 nạn nhân. Cho hỏi người này phạm tội gì?

Xin cảm ơn!

    • Kế toán giảm giá các mặt hàng, tặng quà sau đó nhận tiền cọc để trả nợ và bỏ trốn thì phạm tội gì?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Kế toán giảm giá các mặt hàng, tặng quà sau đó nhận tiền cọc để trả nợ và bỏ trốn thì phạm tội gì?

      Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '378886');" target='_blank'>Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '378886');" target='_blank'>Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

      1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

      b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

      c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

      d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

      d) Tái phạm nguy hiểm;

      đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

      e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

      c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

      c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Theo đó, người này có hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Mặc dù công ty tình trạng thâm hụt nhưng người này vẫn giảm mạnh giá các mặt hàng và tặng kèm quà để nhận tiền cọc. Sau khi nhận được tiền cọc thì người này đem số tiền trả cho các chủ nợ và sau đó rời nhà để trốn tránh.

      Hành vi của người này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với số tiền chiếm đạo hơn 110 tỉ đồng thì người này bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

      Đồng thời, còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      2. Kế toán phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được tiếp tục hành nghề kế toán viên không?

      Căn cứ Điều 23 Thông tư 91/2017/TT-BTC' onclick="vbclick('58858', '378886');" target='_blank'>Điều 23 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên như sau:

      1. Chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên bị thu hồi trong các trường hợp sau:

      a) Kê khai không trung thực về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.

      b) Sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.

      c) Thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.

      d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

      2. Bộ Tài chính có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên.

      Theo quy định tại Khoản 5 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '378886');" target='_blank'>Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Như vậy, người kế toán phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể không được hành nghề kế toán viên từ 01 năm đến 05 năm.

      3. Những người không được làm kế toán là ai?

      Căn cứ Điều 52 Luật kế toán 2015' onclick="vbclick('48D81', '378886');" target='_blank'>Điều 52 Luật kế toán 2015 quy định về các trường hợp không được làm kế toán như sau:

      1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

      2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

      3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

      4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

      Theo Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP' onclick="vbclick('52207', '378886');" target='_blank'>Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể những người không được làm kế toán như sau:

      1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.

      2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp Luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

      3. Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

      Căn cứ theo quy định hiện hành, những người được liệt kê trên sẽ không được làm kế toán.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn