Khách thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Khách thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản?
    • Khách thể của tội phạm này là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền; cao hơn là chính thể bị sụp đỏ. Vì vậy, tham ô hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là đối tượng phải đấu tranh ngăn chặn và đầy lùi.

      Tuy nhiên, cũng như đối với tội tham ô tài sản, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác quy định tại Chương các tội xâm phạm sở hữu của công dân, Bộ luật hình sự năm 1985, nên khách thể của tội hạm này là chế độ sở hữu của công dân. Nhưng tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trong Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định tại Chương các tội phạm về chức vụ thì khách thể của tội phạm không còn là chế độ sở hữu nữa. Do đó, có ý kiến cho rằng, khách thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn là quan hệ sở hữu, vì nó trực tiếp xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn