Khoản tiền cho vay nặng lãi có phải là phương tiện phạm tôi để tịch thu sung quỹ không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/09/2019

Khoản tiền người phạm tội dùng để cho vay và khoản lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm có xác định là phương tiện phạm tội để tịch thu sung quỹ nhà nước hay trả cho người phạm tội?

 

 

    • Điều 201 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '306461');" target='_blank'>Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

      1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

      2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Theo quy định nêu trên, tội cho vay nặng lãi không thấy có áp dụng hình phạt tịch thu tài sản là khoản tiền cho vay nặng lãi.

      Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 2015 quy định các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

      a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
      ...

      Theo đó, Khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự 2015 quy định tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:

      1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

      a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

      b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

      c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

      Ngoài ra, căn cứ Công văn 212/TANDTC-PC 2019' onclick="vbclick('67941', '306461');" target='_blank'>Công văn 212/TANDTC-PC 2019 có nội dung giải đáp vướng mắc như sau:

      Đối với khoản tiền cho vay (tiền gốc) được xác định là phương tiện phạm tội, nên bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.

      Đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm tuy không bị tính khi xác định trách nhiệm hình sự, nhưng đây cũng là khoản tiền phát sinh từ tội phạm, đồng thời hoạt động cho vay lãi nặng thường gắn với các băng nhóm tội phạm. Do đó, để bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì Tòa án phải tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước khoản tiền này.

      Như vậy, số tiền cho vay là phương tiện phạm tội của tội cho vay nặng lãi sẽ bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn