Liệu có khởi tố hình sự buộc trả lại tài sản không

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016

Trường hợp của tôi như sau: Vợ tôi sang nhà bạn cô ấy chơi. Rồi anh trai bạn vợ tôi có hỏi mượn điện thoại để lắp sim vào gọi thì vợ tôi cho mượn. Vợ tôi và bạn cô ấy ở trên gác ngồi chơi rồi không thấy anh trai bạn vợ tôi lên trả điện thoại. Xuống nhà tìm thì anh ta đã cầm điện thoại đi, gọi điện thì tắt máy không nghe. Rồi hôm sau anh ta có nói là xin lỗi vì đã bán đienj thoại của vợ tôi đi. Điện thoại của vợ tôi là máy Nokia E71 màu đen. Tôi xin hỏi là trường hợp này có thể tố cáo khởi tố hình sự và buộc trả lại tài sản không. Và nếu được thì xin hướng dẫn cụ thể giúp tôi. Viết đơn như thế nào

    • Trong trường hợp của vợ anh thì nếu yêu cầu người anh trai của bạn vợ trả lại điện thoại mà anh ta không trả hoặc thể hiện ý định không muốn trả thì anh có thể viết đơn tố cáo hành vi của người đó tới cơ quan công an có thẩm quyền. Phần nội dung đơn thì bao gồm các thông tin như: người nhận, người gửi, nội dung sự việc và đề nghị của người viết đơn, chữ ký, ngày tháng viết.

      Anh có thể tham khảo nội dung hai điều luật dưới đây:

      "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

      1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Tái phạm nguy hiểm;

      d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

      đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

      Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

      1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

      c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

      d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

      đ) Tái phạm nguy hiểm;

      e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn