Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoat tài sản

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016
Chào luật sư, Mẹ em cách đây 17 năm có vay mượn của 3 người bạn thân và một số người quen số tiền khoảng 40 triệu đồng, tiền lãi là 30%/ tháng và lãi mẹ đẻ lãi con đến lúc mẹ em không còn khả năng chi trả nữa là gần 300 triệu. Cùng lúc đó mẹ em cũng có cho dì ruột mượn số tiền 30 triệu đồng nhưng dì không có khả năng chi trả nên 3 người bạn đó đã lên nhà em hù dọa và chửi bới. Sau đó mẹ em đã trốn, trốn là trốn chủ nợ chứ không phải trốn CA vì chưa đụng chạm gì đến pháp luật cả. Sau đó khoảng nửa năm thì 3 người kia đã đi kiện và tòa án chính thức ra lệnh truy nã, mẹ em vì quá sợ nên không dám về trình diện, phần vì không biết luật nên mẹ em không biết sẽ bị tù hay chỉ tạm giam để điều tra. Tuy nhiên trong suốt 17 năm nay thì CA mỗi dịp lễ Tết họ đều đến nhà để khuyên mẹ em về chứ không bắt ( dù họ luôn miệng nói biết mẹ ở đâu, làm gì? Không biết có phải là chặn đầu người nhà không?). Có 1 người còn tìm được số điện thoại của mẹ và gọi điện khuyên mẹ về nhưng mẹ không dám về. Gần đây em có nhờ một người bạn có người quen làm CA hỏi thăm giúp thì họ nói mẹ em về ngay trước Tết và cho tại ngoại ngay lập tức, sau đó sẽ tiếp tục phối hợp điều tra và giải quyết chứ không bắt giam?! *** Câu hỏi của em như sau: - Nếu mẹ em về thật thì CA có bắt giam hay không? Vì họ luôn nói như vậy để mình về đầu thú nhưng lại không giữ lời, vì họ có quyền bắt mình theo luật. - Thứ hai là theo như tội của mẹ thì bạn em nói không gây hậu quả nghiêm trọng, và trong 17 năm qua gia đình em đã tan nát, chịu cảnh neo đơn và khổ sở. 3 đứa con nhỏ không ai chăm sóc. Thì tội của mẹ em có nặng không? Phải giải quyết theo trình tự như thế nào? Có phải đi tù không? Nếu nhờ luật sư thì có giảm nhẹ tình tiết phạm tội được không ạ?
    • 1. Theo thông tin bạn nêu thì mẹ bạn đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS và đã bị phát lệnh truy nã. Do vậy, mẹ bạn sẽ khó mà tránh được cảnh tù tội. Hành vi vay tiền rồi bỏ trốn thì có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

      2. Thông thường với tội phạm bị bắt theo lệnh truy nã thì hiếm khi được tại ngoại trong giai đoạn điều tra. Nếu mẹ bạn mắc bệnh nặng hoặc có lý do đặc biệt nào đó thì mới có cơ hội được tại ngoại trong quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án. Tuy nhiên, mẹ bạn vẫn nên đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

      3. Hình phạt của mẹ bạn phụ thuộc vào việc làm rõ số tiền chiếm đoạt là bao nhiêu (40 triệu ? hay 300 triệu đồng ? ). Ngoài ra việc quyết định hình phạt sẽ phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 45 BLHS). Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì bạn có thể tham khảo tại Điều 46 BLHS.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn