Lôi kéo bạn bè gây rối trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu? Lôi kéo bạn bè gây rối trật tự công cộng được xem là đồng phạm không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/01/2022

Lôi kéo bạn bè gây rối trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu? Lôi kéo bạn bè gây rối trật tự công cộng được xem là đồng phạm không trong trường hợp bị truy cứu hình sự? Xin được giải đáp vấn đề trên.

    • Lôi kéo bạn bè gây rối trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu?

      Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '358781');" target='_blank'>Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

      Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      - Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

      - Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

      - Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

      Do đó, hành vi trên sẽ đối diện với mức xử phạt lên đến 5.000.000 đồng.

      Lôi kéo bạn bè gây rối trật tự công cộng được xem là đồng phạm không trong trường hợp bị truy cứu hình sự?

      Căn cứ Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 ' onclick="vbclick('486D5', '358781');" target='_blank'> Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

      - Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

      - Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

      - Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

      Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

      Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

      Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

      Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

      Như vậy, hành vi trên khi bị truy cứu hình sự thì đối với người lôi kéo vẫn có thể được xem là đồng phạm và thực hiện hành vi với vai trò là người tổ chức hoặc xúi dục.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn