Mua bán trẻ em sơ sinh bị xử lý như thế nào? Mua bán người để lấy nội tạng bị phạt bao nhiêu năm tù?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/11/2022

Mua bán trẻ em sơ sinh bị xử lý như thế nào? Mua bán người để lấy nội tạng bị phạt bao nhiêu năm tù? Người chưa đủ 18 tuổi phạm tội mua bán người có chịu trách nhiệm hình sự không?

Chào ban biên tập. Hôm nay, tôi có đọc tin tức và biết được thông tin Công an đã triệt phá một đường dây mua bán trẻ em sơ sinh lớn nhất nước. Ban biên tập cho tôi hỏi, mua bán trẻ em sơ sinh bị xử lý như thế nào? Mua bán người để lấy nội tạng bị phạt bao nhiêu năm tù?

Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • 1. Mua bán trẻ em sơ sinh bị xử lý như thế nào?

      Tại Điều 151 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '379981');" target='_blank'>Điều 151 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '379981');" target='_blank'>Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:

      1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

      a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

      b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

      c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

      a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

      c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

      d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

      đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

      e) Phạm tội 02 lần trở lên;

      g) Vì động cơ đê hèn;

      h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

      d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

      đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

      e) Đối với 06 người trở lên;

      g) Tái phạm nguy hiểm.

      4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Theo quy định nêu trên thì người nào có hành vi mua bán trẻ em sơ sinh thì phụ thuộc vào hậu quả và quyết định của Tòa án có thể bị phạt tù từ 07 năm đến mức cao nhất là chung thân. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định.

      2. Mua bán người để lấy nội tạng bị phạt bao nhiêu năm tù?

      Tại Điều 150 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '379981');" target='_blank'>Điều 150 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '379981');" target='_blank'>Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội mua bán người như sau:

      1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

      a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

      b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

      c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Vì động cơ đê hèn;

      c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

      d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

      đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;

      e) Phạm tội 02 lần trở lên.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

      a) Có tính chất chuyên nghiệp;

      b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

      c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

      d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

      đ) Đối với 06 người trở lên;

      e) Tái phạm nguy hiểm.

      4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Như vậy, người nào phạm tội mua bán người để lấy nội tạng thì thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Mức phạt cụ thể bao nhiêu thì phụ thuộc vào kết luận điều tra và quyết định của Tòa án.

      3. Người chưa đủ 18 tuổi phạm tội mua bán người có chịu trách nhiệm hình sự không?

      Tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '379981');" target='_blank'>Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

      1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

      2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

      Theo đó, người chưa đủ 18 tuổi phạm tội mua bán người sẽ có 02 trường hợp:

      Trường hợp 1: Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội mua bán người.

      Trường hợp 2: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội mua bán người khi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn