Mua đồ trộm cắp bao nhiêu tiền sẽ bị coi là tiêu thụ của gian?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 12/04/2017

Cho tôi hỏi: Mua đồ trộm cắp bao nhiêu tiền sẽ bị coi là tiêu thụ của gian?

    • Mua đồ trộm cắp bao nhiêu tiền sẽ bị coi là tiêu thụ của gian?
      (ảnh minh họa)
    • Nếu bạn mua bất kỳ tài sản nào do người khác phạm tội mà có đều sẽ đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, giá trị vật đó chỉ là tình tiết để xem xét mức độ nặng, nhẹ khi định tội.

      Điều 250 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

      “1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến 7 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp ;

      c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

      d) Thu lợi bất chính lớn;

      đ) Tái phạm nguy hiểm.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

      a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

      b) Thu lợi bất chính rất lớn.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

      a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

      b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.

      Theo hướng dẫn bởi Điều 1, 2 và Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội Rửa tiền thì:

      “ 1. Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua)”.

      2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội”.

      Theo đó, tài sản do phạm tội mà có ở đây là bất kể đồ vật có giá trị vật chất (kể cả các loại giấy tờ có giá trị) được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của con người, không phụ thuộc tài sản giá trị bao nhiêu. Giá trị tài sản nhỏ, lớn, rất lớn … là tình tiết để áp dụng các khung hình phạt khác nhau cho người phạm tội.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn