Mua nhầm tài sản trộm cắp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/04/2019

Mong các luật sư tư vấn giùm em vấn đề này ạ.

Hôm em có mua 1 cây đàn organ trị giá 18,5 triệu và người bán kêu là cây đàn của thằng bạn ông bị thua độ nên cần bán.

Em thấy vậy nên mua lại và em đăng lên face bán lại thì có người đến xem đàn và bảo đàn của họ bị mất trộm. Trong lúc đó họ thấy em đăng lên bán thì họ đã báo công an. Người ta cầm theo giấy tờ xác nhận cây đàn của họ bị mất và công an đã tịch thu cây đàn em đã mua.

Công an tịch thu cây đàn thì em cũng đã khai rõ ràng mua của người khác và người bán cũng đã đứng ra nhận với bên công an là bán cho em. Em và ông bán đàn cho em cũng đã lên công an phường lấy lời khai và sau đó thì mọi hồ sơ đã được chuyển lên công an thị xã.

Nhưng sau gần 2 tháng không thấy họ giải quyết thì em có lên công an thị xã hỏi thì họ bảo không giải quyết vụ này và nếu giải quyết em cũng mang tội mua bán không rõ ràng và nếu giải quyết thì cũng chỉ trả lại cây đàn cho người mất chứ số tiền 18,5 triệu công an không giải quyết lấy lại cho em. Tới thời điểm hiện tại thì cũng đã hơn 3 tháng rồi mà không giải quyết gì cả.

Các luật sư có thể tư vấn giùm em là vụ việc trên em có bị ảnh hưởng gì không, em có lấy lại số tiền đã bỏ ra mua nhầm cây đàn đó không?

Cảm ơn các luật sư nhiều!

    • Mua nhầm tài sản trộm cắp
      (ảnh minh họa)
    • Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

      1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

      d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

      đ) Tái phạm nguy hiểm.

      ...

      Théo đó, tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là tài sản đang được một người chiếm hữu không hợp pháp và tài sản đó là đối tượng của tội phạm mà họ đã thực hiện trước đó như tội phạm thuộc nhóm tội chiếm đoạt tài sản hoặc tội phạm khác.

      Người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phạm tội khi có lỗi cố ý, nghĩa là họ biết rõ tính chất của tài sản mà mình chứa chấp, tiêu thụ nhưng vẫn cố tình phạm tội và việc thực hiện không phải do đã có sự hứa hẹn trước.

      Trong trường hợp này vì bạn không biết cây đàn kia là do trộm cắp có được nên bạn không phạm tội, ở đây bạn cũng có quyền khởi kiện người bán để đòi lại số tiền 18.5 triệu đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn