Mức án phạt đối với tội cướp giật tài sản thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016

Mức án phạt đối với tội cướp giật tài sản thế nào?

    • Căn cứ vào Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về mức xử phạt đối với tội cướp giật tài sản như sau:

      Điều 136. Tội cướp giật tài sản

      1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

      A) Có tổ chức;

      B) Có tính chất chuyên nghiệp;

      C) Tái phạm nguy hiểm;

      D) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

      Đ) Hành hung để tẩu thoát;

      E) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

      G) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

      H) Gây hậu quả nghiêm trọng.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

      A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

      B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

      C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

      A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

      B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

      C) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn