Nam thanh niên tưới xăng dọa đốt nữ sinh: Tội đe dọa giết người?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016
Nam thanh niên tưới xăng dọa đốt nữ sinh: Tội đe dọa giết người?
    • Như thông tin báo chí đã đăng tải khoảng hơn 10 giờ sáng nay, 4.4. Vào giờ này, một nam thanh niên đột nhập vào trường Cao đẳng y Thái Bình (290 Phan Bá Vành, P.Quang Trung, TP.Thái Bình), khống chế một nữ sinh trong trường. Sau đó, người này rút chai xăng, tự tưới lên cả 2 người rồi cầm bật lửa dọa đốt.

      Đến 11 giờ 30, nam thanh niên rút dao trong người ra và liên tục dọa đâm nữ sinh. Mặc dù cán bộ nhà trường và những người có mặt khuyên can nhưng không được.

      Sau đó, lực lượng công an đã phong tỏa hiện trường, tổ chức lực lượng tiếp cận để tìm cách giải cứu cho nữ sinh. Nam thanh niên sau đó đã tự dùng dao đâm vào ngực mình để tự tử và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình với thương tích rất nặng.

      Tội đe dọa giết người

      Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự 1999 thì tội đe dọa giết người được hiểu là: Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

      Đối với trường hợp của đối tượng đã có hành vi khống chế nữ sinh trong trường bằng việc tưới xăng lên người nữ sinh này, sau đó còn liên tục dọa đâm nữ sinh này bằng dao là biểu hiện của hành vi đe dọa giết người.

      Nạn nhân có rơi vào trạng thái lo sợ, hoảng loạn bởi hành vi đe dọa giết người sẽ và đã được thực hiện. Trên thực tế chưa có thương tích nào được xác định từ hành vi của nam thanh niên này gây ra cho nữ sinh nhưng hoảng loạn về tinh thần là rất rõ ràng. Nạn nhân ý thức được hành vi đe dọa và tính mạng của nạn nhân cũng bị ảnh hưởng từ hành vi đe dọa mà đối tượng này gây ra.

      Cần giám định về tâm thần

      Đây là một biểu hiện bất thường về tâm lý của đối tượng thực hiện hành vi. Bởi vậy ngoài việc xác định động cơ và mục đích phạm tội, trong trường hợp đối tượng này qua cơn nguy kịch bởi hành vi tự tử gây ra thì sẽ phải giám định tâm thần để biết được khả năng chịu trách nhiệm hình sự.

      Nếu xác định đối tượng này có biểu hiện tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới không kiểm soát và làm chủ được hành vi lúc thực hiện hành vi thì người này không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tạiĐiều 13 Bộ luật hình sự:

      “1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”

      Trường hợp đối tượng tử vong thì sẽ không khởi tố vụ án hình sự bởi căn cứ Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

      “7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.”

      Theo dõi trang Vì Công Lý để cập nhật những tin tức mới nhất và những giải đáp kịp thời về mặt pháp lý đối với nhiều vụ việc gây xôn xao dư luận hiện nay.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn