Người đại diện có phải xuất trình giấy xác nhận quan hệ với người bị hại khi đăng ký bảo vệ bị hại không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/07/2022

Người đại diện có phải xuất trình giấy xác nhận quan hệ với người bị hại khi đăng ký bảo vệ bị hại không? Thời điểm người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại là khi nào? 

Chào ban biên tập, cháu tôi bị đánh hội đồng, giờ bên công an đang tạm giam để điều tra, khởi tố, bây giờ tôi là người gần nhất với cháu nên muốn làm đại diện để bảo vệ thì có cần phải xuất trình giấy xác nhận quan hệ với cháu tôi khi đăng ký bảo vệ không?

Nhờ ban biên tập giải đáp. Tôi cảm ơn.

    • Người đại diện có phải xuất trình giấy xác nhận quan hệ với người bị hại khi đăng ký bảo vệ bị hại không?
      (ảnh minh họa)
    • Người đại diện có phải xuất trình giấy xác nhận quan hệ với người bị hại khi đăng ký bảo vệ bị hại không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 46/2019/TT-BCA' onclick="vbclick('68167', '369924');" target='_blank'>Điều 9 Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố như sau:

      1. Khi đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải xuất trình các giấy tờ:

      a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

      b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

      c) Người đại diện của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

      Như vậy, anh/chị làm người đại diện của bị hại là cháu trai anh thì khi đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu anh phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với cháu.

      Thời điểm người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại là khi nào?

      Theo Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA' onclick="vbclick('68167', '369924');" target='_blank'>Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định thời điểm người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng như sau:

      1. Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

      2. Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự kể từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 9 Thông tư 46/2019/TT-BCA Tải về
    • Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn