Người Kinh có thể dùng tiếng Anh để nói chuyện khi thăm gặp phạm nhân không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/08/2022

Người Kinh có thể dùng tiếng Anh để nói chuyện khi thăm gặp phạm nhân không? Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có được đề xuất kéo dài thời gian thăm gặp phạm nhân không? 

Chào ban biên tập, gia đình tôi là người dân tộc Kinh, con tôi đi du học nước ngoài từ nhỏ nên dùng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt, bình thường gia đình tôi cũng nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, bây giờ con tôi phạm tôi nên bị giam trong trại, gia đình tôi vô thăm gặp thì có thể dùng tiếng Anh để nói chuyện với nhau không hay phải dùng tiếng Việt? Xin nhờ ban biên tập giúp đỡ.

    • 1. Người Kinh có thể dùng tiếng Anh để nói chuyện khi thăm gặp phạm nhân không?

      Căn cứ Điều 6 Thông tư 182/2019/TT-BQP' onclick="vbclick('6927C', '370894');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 182/2019/TT-BQP quy định trách nhiệm của thân nhân và phạm nhân trong thăm gặp như sau:

      1. Thân nhân; cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức đến thăm gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy cơ sở giam giữ, Nội quy nhà thăm gặp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp và những cán bộ có trách nhiệm khác. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai danh mục các đồ vật trừ đồ vật thuộc danh mục cấm và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc gửi đồ không đúng quy định. Không được đưa vào nhà thăm gặp các đồ vật cấm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

      2. Khi thân nhân là vợ (chồng) gặp phạm nhân tại phòng riêng nhà thăm gặp thì phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt, nếu đồ vật không được đưa vào thì phải gửi ở tủ tại nhà thăm gặp; phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, có trách nhiệm quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian thăm gặp, không để phạm nhân vi phạm pháp luật, Nội quy cơ sở giam giữ, thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Phạm nhân nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.

      3. Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.

      4. Phạm nhân khi gặp thân nhân phải mặc quần áo được cấp, bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ, trường hợp phạm nhân mới đến chấp hành án, chưa được cấp quần, áo (theo quy định) thì được mặc quần, áo dài thường nhưng phải đóng dấu “PHẠM NHÂN”; nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy cơ sở giam giữ, Nội quy nhà thăm gặp và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp.

      Như vậy, khi gia đình anh/chị là người Kinh biết tiếng Việt thì phải dùng tiếng Việt để giao tiếp khi thăm gặp con trong cơ sở giam giữ. Trường hợp của anh/chị không được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để giao tiếp khi thăm gặp.

      2. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có được đề xuất kéo dài thời gian thăm gặp phạm nhân không?

      Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 182/2019/TT-BQP' onclick="vbclick('6927C', '370894');" target='_blank'>Điều 7 Thông tư 182/2019/TT-BQP quy định cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm như sau:

      2. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm:

      a) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp; lập danh sách phạm nhân được thăm gặp trình Thủ trưởng cơ sở giam giữ duyệt, ký trước khi thăm gặp;

      b) Nếu phạm nhân từ chối gặp người đến thăm thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp lập biên bản và thông báo cho thân nhân phạm nhân biết;

      c) Đề xuất bằng văn bản có ý kiến của cán bộ quản giáo phụ trách tổ, đội phạm nhân để Thủ trưởng cơ sở giam giữ xem xét, quyết định cho phạm nhân được kéo dài thời gian thăm gặp thân nhân, được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ;

      d) Kiểm tra đồ vật đối với thân nhân gặp phạm nhân tại nhà thăm gặp và phòng gặp riêng, trường hợp phát hiện hành vi đưa vật cấm vào nhà thăm gặp thì phải lập biên bản thu giữ và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý theo quy định của pháp luật;

      đ) Tiếp nhận, kiểm tra tiền, đồ vật do thân nhân gửi cho phạm nhân;

      e) Quản lý, giám sát phạm nhân từ khi nhận đến khi kết thúc thăm gặp bàn giao cho cán bộ trực khu giam, ký vào số giao nhận phạm nhân.

      Theo đó, cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có thể để xuất kéo dài thời gian thăm gặp thân nhân theo quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn