Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/02/2021

Em nghe nói trường hợp người bị kết án trong thời gian quản chế tại địa phương cũng bị tước 1 số quyền công dân, không biết có đúng không ạ?

    • Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân nào?
      (ảnh minh họa)
    • Điều 43 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về quản chế như sau:

      Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

      Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

      Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

      Theo quy định nêu trên thì trong thời gian quản chế, người bị kết án bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự, cụ thể là:

      - Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

      - Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn