Nhận quà tết của cấp dưới có bị xem là nhận hối lộ không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/12/2022

Nhận quà tết của cấp dưới có bị xem là nhận hối lộ không? Đưa quà tết cho sếp giúp đồng nghiệp có phạm tội mô giới hối lộ không? Quy định về tội đưa hối lộ?

Chào anh/chị. Tôi viên chức đang hoạt động dạy học. Tết tôi thường thấy mọi người ồ ạt mua quà sang tặng cho cấp trên từ hàng nội đến hàng ngoại, đủ mọi loại quà từ đắt đến rẻ. Vậy cho tôi hỏi, cấp trên nhận quà tết của cấp dưới như vậy có phạm tội nhận hối lộ không? Nếu tôi chuyển quà tặng sếp giúp đồng nghiệp thì tôi có phạm tội mô giới hối lộ không ạ? 

Mong anh/chị tư vấn!

    • 1. Nhận quà tết của cấp dưới có bị xem là nhận hối lộ không?

      Theo Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về “tội nhận hối lộ” như sau:

      1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

      b) Lợi ích phi vật chất.

      .......

      5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

      Theo đó, để cấu thành “tội nhận hối lộ” phải đáp ứng hai yếu tố đó là giá trị tài sản hối lộ phải từ 2.000.000 đồng trở lên và người nhận hối lộ có hành vi nhận lợi ích để làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc tài sản mà sếp bạn nhận có giá trị thấp hơn 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì sếp bạn vẫn sẽ bị buộc tội nhận hối lộ khi nhận quà từ cấp dưới.

      2. Đưa quà tết cho sếp giúp đồng nghiệp có phạm tội môi giới hối lộ không?

      Theo quy định tại Điều 365 Bộ luật hình sự 2015 quy định về “tội môi giới hối lộ” như sau:

      1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

      b) Lợi ích phi vật chất.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

      d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

      đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      e) Phạm tội 02 lần trở lên;

      g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

      3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

      4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

      6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

      7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

      Để được coi là phạm “tội môi giới hối lộ”, trước hết phải thực sự tồn tại hành vi hối lộ và bạn biết về hành vi này nhưng vẫn tiến hành dàn xếp để hành vi hối lộ được diễn ra thì bạn mới phạm tội môi giới hối lộ.

      Theo đó, nếu bạn chỉ có ý chí gửi giúp quà tết cho đồng nghiệp thì bạn không phạm tội môi giới hối lộ.

      Để cấu thành "tội môi giới hối lộ" ngoài ý chí chủ quan của người phạm tội thì tài sản hối lộ phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên.

      3. Quy định về tội đưa hối lộ?

      Theo Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 quy định về “tội đưa hối lộ” như sau:

      1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

      b) Lợi ích phi vật chất.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

      c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

      d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

      e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

      3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

      4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

      6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

      7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

      Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

      Trên đây là những quy định của pháp luật về “tội đưa hối lộ”.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn