Nhắn tin đe dọa người khác bị xử lý như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/12/2018

Xin chào các luật sư, vừa qua tôi có nhận được hàng loạt tin nhắn đe doạn, khủng bố tinh thần của tôi và gia đình mặt dù bản thân tôi và các thành viên trong gian đình đều không có thù oán gì với ai. Với trường hợp này tôi phải làm như thế nào? Và đối tượng đã nhắn tin đe dọa, khủng bố gia đình tôi có phải đi tù hay không?

    • Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể khái niệm "Đe dọa là gì?". Nhưng chúng ta có thể hiểu nôm na đe dọa là hành vi có chủ đích của một người nhằm cảnh báo cho một chủ thể nào đó (có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân,...) về việc người đó sẽ thực hiện một hoặc nhiều hành vi nguy hiểm, gây bất lợi đến chủ thể bị đe dọa. Hành vi đe dọa có thể được thể hiện bằng một hành vi cụ thể, qua lời nói, hoặc tin nhắn,...

      Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi nhắn tin đe dọa mà người thực hiện hành vi đe dọ có thể bị xử phạt hành chính, hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

      1. Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

      Trường hợp nội dung tin nhắn đe dọa hướng đến việc việc sẽ tước đoạt tính mạng của người bị đe dọa hoặc người thân thích của họ và có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện trong tương lai nếu người bị đe dọa không thực hiện theo yêu cầu của người đe dọa thì người đe dọa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015.

      Theo đó, người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      - Đối với 02 người trở lên;

      - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

      - Đối với người dưới 16 tuổi;

      - Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

      2. Trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính:

      Trường hợp nội dung tin nhắn đe dọa không hướng đến việc sẽ tước đoạt tính mạng của người bị đe dọa hoặc người thân thích của họ, mà đó chỉ là những đe dọa thông thường nhằm ép buộc người bị đi dọa thực hiện theo yêu cầu của người đe dọa thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

      Theo đó, trong trường hợp này, người nhắn tin đe dọa sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn