Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/10/2022

Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt nào? Che giấu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị phạt tù không? Lần đầu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Cho tôi hỏi, gần đây có một trường hợp một người lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà báo chí đưa tin tương đối nhiều, tôi muốn hỏi là đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể phải chịu hình phạt như thế nào? 

    • 1. Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt nào?

      Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

      1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

      b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

      c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

      d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

      d) Tái phạm nguy hiểm;

      đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

      e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

      c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

      c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Như vậy, theo quy định như trên, người bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể phải chịu hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

      2. Che giấu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị phạt tù không?

      Tại Khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội che giấu tội phạm như sau:

      1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

      a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

      b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

      c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

      d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

      đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;

      e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;

      g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

      h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;

      i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;

      k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.

      Theo đó, người nào không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội mà có hành vi không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 174 Bộ luật hình sự thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

      3. Lần đầu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

      Tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

      1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

      a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

      b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

      c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

      d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

      đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

      e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

      g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

      h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

      i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

      k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

      l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

      m) Phạm tội do lạc hậu;

      n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

      o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

      p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

      q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

      r) Người phạm tội tự thú;

      s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

      t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

      u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

      v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

      x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

      Theo đó, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này cần xem xét trước đó đã phạm tội gì chưa và phạm tội như thế nào.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn