Quản lý hóa đơn, chứng từ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016

Em tôi làm việc trong một Cty và có liên quan đến việc quản lý hóa đơn, chứng từ. Tôi muốn biết chủ thể của loại tội này là những đối tượng nào, những hành vi vi phạm như thế nào thì bị xử lý hình sự; mức gây hậu quả thiệt hại có giá trị bao nhiêu thì bị xử lý hình sự? Em tôi gây thiệt hại trên 100 triệu đồng.

    • Theo quy định tại điều 164b Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước và Thông tư liên tịch số 10 ngày 26/6/2013 của liên bộ Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, kế toán và chứng khoán. Điều 164b (tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước) quy định: Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Chủ thể của tội phạm này là: Người mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ; Người có trách nhiệm của tổ chức mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ; người có trách nhiệm của tổ chức đặt in hoặc nhận in hóa đơn. Hành vi vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước bảo gồm: Lưu trữ, bảo quản hóa đơn không đúng quy định; không báo cáo hoặc báo cáo không chính xác tình hình sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hóa đơn; làm hư hỏng, mất hóa đơn; thực hiện hủy hóa đơn không đúng quy định của pháp luật; xử lý việc mất, cháy, hỏng hóa đơn không theo đúng quy định của pháp luật. Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Từ quy định nêu trên, đối chiếu với trường hợp của em bạn nêu thì gây thiệt hại trên 100 triệu đồng là gây hậu quả nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự được quy dịnh tại khoản 1 Điều 164b Bộ luật Hình sự.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn