Quy định chung về tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016
Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác được quy định như thế nào?
    • Do kỹ thuật lập pháp nên điều luật quy định ba hành vi phạm tội khác nhau, đó là: chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác, mua bán tài liệu bí mật công tác, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác. Do đó, khi định tội cần chú ý:

      Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nào thì định tội theo hành vi đó. Ví dụ: nếu người phạm tội chỉ tiêu hủy tài liệu bí mật công tác thì định tội là: “tiêu hủy tài liệu bí mật công tác” mà không định tội theo điều văn của điều luật (chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác).

      Nếu người phạm tội thực hiện cả ba hành vi phạm tội mà điều luật đã quy định thì định tội là: “chiếm đoạt, mua bán và tiêu hủy tài liệu bí mật công tác”.

      Nếu người phạm tội thực hiện hai hành vi phạm tội thì định tội là: “chiếm đoạt và mua bán tài liệu bí mật công tác”, hoặc “mua bán và tiêu hủy tài liệu bí mật công tác”.

      Nếu người phạm tôi thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau với đối tượng (tài liệu bí mật công tác) khác nhau thì việc định tội lại phức tạp hơn. Ví dụ: một người chiếm đoạt phát minh kinh tế và mua bán bí quyết nghề nghiệp chưa công bố, thì phải định tội: “chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác” và tội “mua bán tài liệu bí mật công tác” rồi tổng hợp hình phạt theo Điều 50 Bộ luật hình sự.

      Do điều luật quy định nhiều hành vi phạm tội khác nhau nên không thể nêu một định nghĩa chung cho tất cả các hành vi phạm tội mà tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể mà định nghĩa cho từng hành vi.

      Do điều luật quy định nhiều hành vi phạm tội khác nhau nên không thể nêu một định nghĩa chung cho tất cả các hành vi phạm tội mà tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể mà định nghĩa cho từng hành vi.

      Chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác là hành vi chuyển dịch trái phép tài liệu bí mật công tác bằng nhiều hình hức khác nhau như: cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm…từ sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý hợp pháp của người khác thành sở hữu hoặc quyền quản lý bất hợp pháp của mình.

      Mua bán tài liệu bí mật công tác là bán, mua, xin, nhặt được hoặc chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác để bán lại cho người khác; tàng trữ nhằm mục đích bán lại; vận chuyển để bán hoặc vận chuyển giúp cho người mua bán các tài liệu bí mật công tác.

      Tiêu hủy tài liệu bí mật công tác là hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu bí mật công tác làm cho tài liệu đó mất giá trị, không sử dụng được nữa.

      Khác với tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội phạm này thực tế xảy ra không nhiều, nhưng nếu xảy ra thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc xử lý bằng hình thức kỷ luật hoặc xử phạt hành chính rất ít. Thông thường, tội phạm này gắn liền với một số tội phạm khác khi bị phát hiện, người phạm tội đã tiêu hủy tài liệu để che giấu tội phạm. Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu tài liệu bị tiêu hủy không phải là tài liệu bí mật nhà nước thì hành vi tiêu hủy chỉ bị coi là hành vi che giấu tội phạm, còn nếu tài liệu bị tiêu hủy lại là tài liệu bí mật công tác thì hành vi tiêu hủy phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, mặc dù hành vi tiêu hủy là nhằm che giấu tội phạm.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn