Quy định của pháp luật về các trường hợp phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 12/09/2016
Quy định của pháp luật về các trường hợp phạm Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy?
    • Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy có các trường hợp cụ thể sau đây:

      1. Phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy không có các tình tiết định khung hình phạt

      Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 212, là cấu thành cơ bản của tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, người phạm tội bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.

      2. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật hình sự

      a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao

      Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 202 và điểm a khoản 2 Điều 208 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy có đặc điểm là phương tiện rất đa dạng, nên ngoài những phương tiện theo quy định của pháp luật phải có bằng lái, thì hầu hết là các phương tiện thô sơ, nên người điều khiển chỉ cần có chứng chỉ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải loại phương tiện nào cũng cần phải có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn. Vì vậy, khi xác định trường hợp phạm tội này, cần phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước để xác định loại phương tiện đó có cần phải có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn hay không. Theo điểm c khoản 2 Điều 29 Luật giao thông đường thủy nội địa thì chuyên viên làm việc trên phương tiện phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.

      b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng chất kích thích mạnh khác

      Cũng như đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 208, tuy nhiên, nhà làm luật vẫn còn quy định “say” do dùng các chất kích thích mạnh khác mà lẽ ra nên quy định cụ thể như khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường thủy nội địa cấm người làm việc trên phương tiện khi có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. Quy định này không chỉ dễ xác định mà còn tránh những trường hợp có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “say”.

      c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn

      Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 202 và điểm c khoản 2 Điều 208 Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

      d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển giữ gìn an toàn giao thông đường thủy

      Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 202 và điểm d khoản 2 Điều 208 Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hoặc đường sắt.

      đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng

      Cũng như đối với các tội vi phạm an toàn giao thông khác, gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy là gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác.

      Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức, có thể áp dụng Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây ra.

      Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 212 thì người phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.

      3. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 212

      Trường hợp phạm tội này chỉ có một tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức, có thể áp dụng Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây ra.

      Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 212 thì người phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.

      4. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 212

      Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 212 thì người phạm tội bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.

      5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội

      Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn