Sử dụng điện chống trộm gây chết người

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Sau nhiều lần bị mất trộm các đồ cổ có giá trị. Anh B bạn tôi quyết định mắc điện quanh nhà để chống trộm. Khi anh B mắc bẫy điện quanh nhà, anh đã thông báo cho bà con trong xóm biết. Mọi người biết là nguy hiểm và cũng khuyên can nhưng vì sót của nên anh vẫn mắc. Một thời gian dài không có chuyện gì xảy ra, cho đến gần đây thì có một người bị chết khi định lẻn vào nhà anh B ăn trộm. Luật sư cho tôi hỏi, anh B bạn tôi có phạm tội không?

    • Trường hợp của bạn anh, chúng tôi tư vấn như sau:
      Điều 12 Mục I Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 06 năm 2002 Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
      “A. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
      B. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
      + Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
      + Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., Nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người”.
      Nếu anh B bạn anh sử dụng điện trái phép để chống trộm thì anh B sẽ bị xét xử về tội giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự 1999.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Công văn số 81/2002/TANDTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn