Thấy đánh nhau mà không can ngăn có vi phạm không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/07/2019

Hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm gồm 5-6 người, tham gia 1 vụ đánh nhau có tổ chức. Em có quen biết với 1 nhóm nên khi xảy ra vụ việc đánh nhau em có mặt ở đó nhưng không tham gia vào vụ việc chỉ đứng bên ngoài xem. 2 nhóm đánh lộn thì 2 bên đều bị thương nặng và trong khi xô xát có sử dụng cả súng quân dụng. Cơ quan công an đã vào cuộc. Vậy cho em hỏi trong vụ việc này em có bị gì không?

    • Thấy đánh nhau mà không can ngăn có vi phạm không?
      (ảnh minh họa)
    • Thứ nhất, về hành vi đánh nhau:

      Cần phải căn cứ vào tỉ lệ thương tật của hai bên khi đánh nhau để xác định cần xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Căn cứ Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định cụ thể như sau:

      "1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
      ...

      đ) Có tổ chức;
      ...

      Như vậy, trong trường hợp này theo như bạn cung cấp thông tin thì đây là trường hợp đánh nhau có tổ chức và có sử dụng vũ khí nên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Thứ hai, về hành vi sử dụng súng quân dụng:

      Căn cứ quy định tại Điều 304 Bộ lụât hình sự 2015 về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng quy định như sau:

      "1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

      a) Có tổ chức;

      ..."

      Tùy vào tình tiết chứng minh trong vụ việc mà cơ quan điều tra quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn về tội cố ý gây thương tích cho người khác có yếu tố đồng phạm. Nếu thỏa các điều kiện tại Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 về đồng phạm, cụ thể nếu có căn cứ chứng minh sau thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

      - Có căn cứ cho thấy bạn cùng họp bàn (về việc đi đánh nhau) nghĩa là có sự cấu kết chặt chẽ với các thành viên trong nhóm bạn;

      - Tham gia với vai trò giúp sức về tinh thần (đi cùng để gây thanh thế hoặc để động viên tạo điều kiện tinh thần cho những người khác trong nhóm thực hiện tội phạm).

      Ngoài ra, bạn có thể bị truy cứu tội che giấu tội phạm tại Khoản 1 Điều 18 Bộ luật hình sự 2015:

      "Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định."

      Vậy, nếu bạn đi xem 2 nhóm thanh niên trên đánh nhau mà che giấu thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm.

      Đồng thời, khi biết rõ tội phạm đã được thực hiện mà không tố giác, thì thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 về tội không tố giác tội phạm.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn