Thời gian ra quyết định đưa vụ án ra xét xử kể từ ngày thụ lý? Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử hình sự sơ thẩm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/03/2022

Thời gian ra quyết định đưa vụ án ra xét xử kể từ ngày thụ lý? Nội dung về quyết định đưa vụ án ra xét xử hình sự sơ thẩm? Trong vụ án hình sự?

    • Thời gian ra quyết định đưa vụ án ra xét xử kể từ ngày thụ lý?

      Căn cứ Điều 277 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('487B4', '360451');" target='_blank'>Điều 277 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

      Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

      a) Đưa vụ án ra xét xử;

      b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

      c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

      Lưu ý:

      Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

      Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.

      Nội dung về quyết định đưa vụ án ra xét xử hình sự sơ thẩm?

      Căn cứ Điều 255 Văn bản trên quy định về nội dung Quyết định đưa vụ án ra xét xử

      1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ghi rõ:

      a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

      b) Xét xử công khai hay xét xử kín;

      c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

      d) Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo;

      đ) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);

      e) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

      g) Họ tên người bào chữa (nếu có);

      h) Họ tên người phiên dịch (nếu có);

      i) Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;

      k) Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn