Thời gian xóa án tích đối với tội cố ý gây thương tích là trong bao lâu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/05/2022

Thời gian xóa án tích đối với tội cố ý gây thương tích là trong bao lâu?

    • Thời gian xóa án tích đối với tội cố ý gây thương tích là trong bao lâu?
      (ảnh minh họa)
    • Thời gian xóa án tích đối với tội cố ý gây thương tích là trong bao lâu?

      Cho hỏi: Chào bạn, tôi phạm tội cố ý gây thương tích bị tòa án tuyên 2 năm tù, đã ra tù 3 năm, sắp tới tôi sẽ đi làm nên muốn có lý lịch sạch, vậy cho tôi hỏi khi nào thì tôi được xóa án tích? Cần làm thủ tục gì để được xóa án tích? Cảm ơn.

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 70 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '365696');" target='_blank'>Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 chúng tôi đưa ra các thông tin hỗ trợ sau:

      - Thứ nhất, bạn phạm tội cố ý gây thương tích không thuộc các tội tại Chương XIII và Chương XXVI nên thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích.

      - Thứ hai, thời gian được xóa án tích là 2 năm đối với trường hợp phạt tù đến 5 năm, nếu sau khi chấp hành xong hình phạt 3 năm tù bạn không thực hiện hành vi phạm tội mới.

      Như vậy, bạn đã chấp hành xong hình phạt tù được 3 năm nên đương nhiên được xóa án tích không phải thực hiện thủ tục nào.

      Cố ý gây thương tích 12% có bị đi tù?

      Cho hỏi: Tết vừa qua, anh trai em có đi ăn với bạn bè đi sang huyện bên câu cá. Trong lúc anh em và bạn bè đang câu thì có đám thanh niên gần kéo đến cầm gậy gộc đến (sau được biết là có một anh trong nhóm lúc đi mua ít đồ đã lời qua tiếng lại với một thanh niên khác trong nhóm kia). Hai bên cãi nhau một lúc thì xảy ra đánh nhau. Trong lúc đánh nhau, anh em có cầm một chai bia và đập trúng đầu một thanh niên bên kia dẫn đến chảy máu. Sau khi thấy thanh niên kia bị chảy máu đầu thì hai bên cũng ngừng đánh nhau, đám thanh niên kia rút về và đưa thanh niên kia đến viện. Hai ngày sau đó, có mấy người đến nhà em kêu là người nhà của thanh niên bị anh em đánh chảy máu đầu, họ bảo thanh niên kia đã đi giám định và thương tật là 12%, bắt gia đình em phải bồi thường 100 triệu nếu không sẽ kiện anh em ra tòa, bắt anh em đi tù. Số tiền 100 triệu quá lớn so với gia đình em nên gia đình em đang muốn thương lượng với bên kia để giảm số tiền xuống. Nếu không thể thương lượng được thì mọi người cho em hỏi, nếu bên kia kiện anh em ra tòa thì anh em có phải bị đi tù không ạ? Nếu có theo quy định ở đâu ạ? Mọi người giúp em với ạ!

      Trả lời:

      Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      ...

      Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì:

      1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

      2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

      3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

      Như vậy, trường hợp anh bạn gây thương tật 12% là đã đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự, sửa đổi 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mức án phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Theo quy định thì đối với tội danh này, nếu người nhà bị hại có yêu cầu thì vụ án sẽ không khởi tố, hoặc trường hợp đã khởi tố thì vụ án sẽ được đình chỉ. Do đó, gia đình nên thương lượng bồi thường cho bị hại để anh bạn thoát án.

      Cố ý gây thương tích có được hưởng án treo?

      Cho hỏi: Em bị 1 người tên Tính chặn xe máy đấm 1 cái vào mắt và tiếp tục nhào vào đánh em, em chụp cái kéo và đâm 2 nhát vào trán gây thương tích của Tính 17%. Lúc đó bọn của Tính có 3 người nhào vào đánh đánh em bị thương 15% bọn của Tính cùng 3 người kia bị xử lý và đã đi tù. Còn em đang được tại ngoại. Em vừa có bản cáo trạng 'cố ý gây thương tích khoảng 2 điều 134', em có 3 trình tiết giảm nhẹ là khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, vượt quá phòng vệ chính đáng. Cho em hỏi luật sư như vậy án em đi tù khoảng bao nhiêu tháng và có thể được án treo không?

      Trả lời:
      Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      ...

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

      b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

      c) Phạm tội 02 lần trở lên;

      d) Tái phạm nguy hiểm;

      đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

      ...

      Khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

      Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

      Theo như bạn trình bày và căn cứ vào điểm b, c Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 thì việc bạn tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì đã đủ căn cứ để Tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

      Vì vậy, trong trường hợp của bạn bị truy tố theo Khoản 2 Điều 134 (từ 02 năm đến 06 năm tù) thì có thể được xem xét áp dụng khung hình phạt tại Khoản 1 Điều 134 (phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm).

      Về điều kiện hưởng án treo: Theo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

      1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

      2. Có nhân thân tốt.

      3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự...

      4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

      5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

      Do đó, trường hợp của bạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì cũng có thể cho hưởng án treo.

      Trân trọng!
    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn